Lưu Ý Khi Lắp Cột Tập Múa Tại Nhà

Nếu đang có ý định tự lắp cột tại nhà để tập múa cột thì bạn cần lưu ý một số vấn đề được đề cập dưới đây.

Lưu Ý Khi Lắp Cột Tập Múa Tại Nhà

1/ Kích thước cột

Hiện nay cột có đường kính 45mm đang là tiêu chuẩn của hầu hết các cuộc thi đấu múa cột trên thế giới và được chọn lắp tại nhiều lớp học ở châu Âu. Tại một số nơi ở Úc thì người ta lại chuộng sử dụng cột kích thước 40mm hơn, do đường kính càng nhỏ thì tay bạn sẽ dề cầm nắm và giữ chắc hơn hẳn, điều này rất quan trọng khi làm những động tác khó trên cao cần lực tay khỏe.

Tuy nhiên, cột càng nhỏ thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây khó khăn hơn cho đôi chân của bạn để bám vào cột, hoặc khi bạn phải thực hiện những động tác đòi lực siết, lực ma sát ở bụng, vai, đùi,….

+ Note: Lý Do Nên Học Múa Lụa Võng Trên Không

Vậy bạn thấy đấy, thật ra cột kích thước nào thì cũng đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo tìm hiểu và chia sẻ từ những dân múa cột chuyên nghiệp ở nước ngoài, dù bạn chọn kích thước nào thì cơ thể cũng sẽ tự thích ứng tốt sau một thời gian tập luyện. Nhiều người vẫn hay lựa chọn kích thước 45mm do sự trung bình và tính chất tích ổn định, tuy nhiên nếu cơ thể và tay chân bạn thuộc cỡ nhỏ thì nên chọn lắp 40mm, ngược lại nếu bạn to con thì nên lắp cột kích thước 50mm để phù hợp với bản thân và tập luyện dễ dàng hơn.

Ở Việt Nam hiện nay, cột của các lớp học chuyên nghiệp, nổi tiếng sử dụng hầu hết đều là cột kích thước 42mm do tạng người trung bình châu Á vốn nhỏ hơn châu Âu.

Lưu Ý Khi Lắp Cột Tập Múa Tại Nhà 4

2/ Chất liệu cột:

Tuy có khá nhiều loại khác nhau, nhưng hiện nay được sử dụng phổ biến nhất vẫn là chrome và thép không gỉ do tính ứng dụng cao và giá thành rẻ.

Cột Titanium Gold

Nếu bạn đã từng biết qua Titanium thì hẳn cũng biết đây là hợp chất kim loại gần như là duy nhất trên thế giới hoàn toàn không gây đọc hại với con người. Tuy nhẹ, Titanium lại là vật liệu siêu bền,, chống acid, không bị gỉ/ ăn mòn, ít dẫn nhiệt,…là vật liệu hàng không, vũ trụ hàng đầu được các nhà khoa học yêu thích lựa chọn. Tuy có tính chất ưu việt cũng như độ bám dính cao,  cột Titanium Gold lại không được phổ biết nhiều. Giá thành đắt đỏ và khan hiếm hàng chính là 2 nguyên nhân chính khiến rất ít người sử dụng là lắp tại nhà.

Lưu Ý Khi Lắp Cột Tập Múa Tại Nhà 5

Cột bọc Silicone

Tuy bên trong cột vẫn là kim loại bình thường nhưng do được phủ 1 lớp silicone nên bề ngoài cột khá bắt mắt và độc đáo, không trơn nhẵn như những loại cột khác. Do tính chất đặc biệt của silicone nên dù bạn có mặc đầy đủ quần áo thì vẫn bám dính vào cột rất dễ dàng. Tuy nhiên giá thành cao và không thể xoay được chính là bất lợi của cột bọc Silicone. Cột  thích hợp nhất với những người bị dị ứng kim loại.

Cột sơn tĩnh điện (Powder-Coated)

Cột sơn tĩnh điện còn được gọi là cột sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột. Cột được thiết kế siêu dính và cực kỳ thích hợp cho những ai bị mồ hôi tay, khó bám dính vào những bề mặt kim loại bình thường khác. Tuy được phủ bột nhưng cột vẫn rất mịn và dễ cầm nắm. Và tất nhiên, chi phí để mua và lắp cột cũng không hề rẻ, cột sơn tĩnh điện cũng là loại cột mới nhất, được ra đời muộn nhất so với những cột còn lại.

+ Nơi Học Nhảy Múa Chất Lượng Ở HCM

Cột đồng (Brass)

Tuy là một nguyên tố kim loại quan trọng và phố biến trong xã hội nhưng cột lại không được cộng đồng múa cột ưa chuộng cho lắm vì 2 lí do sau: đồng là một kim loại khá yếu và kém bền hơn rất nhiều so với chrome hoặc thép không gỉ, tập luyện với cột đồng chỉ tuyệt vời khi tập trong thời tiết nóng, còn lại thì khá dễ bị trơn tuột.

Cột Crom (Chrome)

Cột Crom được sử dụng phổ biến vì ngoài giá thành rẻ, cột còn thích hợp sử dụng trong mọi loại thời tiết/ khí hậu. Dễ lau chùi/ bảo trì cũng là điểm thuận tiện khiến nhiều vũ công và các trung tâm dạy mua cột yêu thích.

Lưu Ý Khi Lắp Cột Tập Múa Tại Nhà 6

Cột thép không gì (Stainless Steel)

Là loại cột được sử dụng trong SaigonDance và hầu hết các trung tâm múa cột nổi tiếng tại Tp. Hồ Chí Minh. Cột thép không gỉ được dân múa cột trên toàn thế giới ưa chuộng vì độ bóng hoàn hảo và tuy mắc hơn Chrome chỉ 1 chút nhưng thép không gỉ lại cực kỳ bền và có vẻ ngoài bắt mắt hơn hẳn, phù hợp sử dụng trong nhiều loại thời tiết.

3/ Cột xoay, hay không xoay

Vấn đề này thật ra không quan trọng lắm vì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh ở hầu hết các loại cột (có chốt vặn ở dưới chân để tùy ý lựa chọn), chỉ riêng cột bọc silicone là do tính chất bám dính đặc biệt nên không thể xoay thôi, còn lại vì cột ở kich thước nào, chất liệu nào đều chỉnh xoay hoặc đứng được nhé.

4/ Cột lắp cố định, hay cột có bục di chuyển

Đa phần thì khi chọn lắp trong nhà, cột cố định sẽ được ưa chuộng hơn vì tiết kiệm được rất nhiều diện tích và gọn gàng. Cột có bục thường chỉ dùng khi biểu diễn ngoài trời hoặc trên các sâu khấu, chương trình ca nhạc,…

Khi không tập bạn vẫn có thể dễ dàng tháo cột ra và cất gọn lại vào 1 góc để thông thoáng phòng.

Cột bục thường được các nghệ sĩ lựa chọn sử dụng khi phải biểu diễn trên sân khấu/ ngoài trời. Cột không có điểm tựa trên đỉnh nên khi lên cao sẽ hơi rung lắc hơn so với cột cố định lắp trong nhà. Bù lại cột bục có thể mang đi mọi nơi dễ dàng bằng xe máy hoặc oto, thời gian tháo lắp cũng nhanh chóng.

Trên đây là 3 yếu tố chính mà thường mọi người đều sẻ băn khoăn đắn đo mỗi khi quyết định lắp cột tại nhà. Hi vọng với bài chia sẻ này của SaigonDance, các bạn có thể hiểu thêm về cột và có cho mình sự lựa chọn phù hợp hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ về độ an toàn cũng như khả năng của bản thân để tự tập ở nhà một cách an toàn nhất. Lời khuyên của mình là trong thời gian đầu bạn vẫn nên theo tập các lớp cột ở Sài Gòn để được giáo viên hướng dẫn thật kỹ căn bản, sau này khi cơ thể đã làm quen được với cột và biết cách kiểm soát, nhắm chừng được sức lực thì hẵng lắp cột ở nhà để tập luyện thêm.

Xem thêm: NHỮNG LOẠI CỘT TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC KHI CHỌN LẮP CỘT TẠI NHÀ

Liên Hệ Tư Vấn Và Đăng Ký Lớp Học Múa Lụa Võng – Aerial Hammock Tại Trung Tâm SaigonDance:

Điện thoại: (8428) 38 329 429 – 0902 322 361 –  (8428) 3636.5202 – 0902 992 361 –  0945 864 466

Website: saigondance.vn

Leave a Reply